Xin lỗi, Trình duyệt của bạn không hỗ trợ JavaScript!
Bạn hãy dùng những trình duyệt khác hoặt phiên bản trình duyệt cao hơn để sử dụng website tốt nhất!
Chào bạn...

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý an toàn công trình thủy điện: Nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành

Trong xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, các nhà máy thủy điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, qua đó vừa nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn các công trình thủy điện, vừa góp phần tăng năng suất lao động.

Ứng dụng hàng loạt công nghệ mới

Trước đây, tại các nhà máy thủy điện, việc rà soát khi xuất hiện bất thường trên công trình, nhà máy, hay việc thu thập thông tin, kiểm soát dữ liệu quan trắc được thực hiện thủ công. Việc nhập, truy xuất dữ liệu từ hệ thống cũng mất nhiều thời gian, khiến các báo cáo đánh giá công trình không đảm bảo tính thời sự. Những năm gần đây, với việc ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các hoạt động trên đã được cập nhật tự động, các dữ liệu được truyền về các trung tâm điều khiển để lực lượng kỹ sư, công nhân quản lý, vận hành theo dõi theo thời gian thực. Từ đó, đưa ra các quyết định kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn các công trình.

Đặc biệt, nếu trước đây, các nhà máy thủy điện được quản lý, giám sát riêng lẻ thì từ tháng 4/2021 đến nay, với việc ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ hiện đại, 5 nhà máy thủy điện lớn của EVN gồm: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Huội Quảng và Bản Chát được quản lý tập trung tại Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình (thuộc Công ty Thủy điện Sơn La).

Các công trình thủy điện trên bậc thang sông Đà được giám sát từ xa tại Trung tâm Kiểm soát an toàn công trìn

Các công nghệ cũng giúp người quản lý, vận hành tính toán, phân tích đánh giá an toàn, tính ổn định công trình thông qua việc xây dựng báo cáo số, cập nhật số liệu tự động giảm thời gian, nhân công thực hiện, giảm sai số khi thực hiện bằng thủ công. Số hóa về cơ sở dữ liệu dùng chung để lưu trữ khoa học, đồng bộ chung cho các nhà máy như hồ sơ thiết kế, hoàn công, hồ sơ sửa chữa, vận hành để phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá an toàn công trình, thuận tiện khi tra cứu hồ sơ...

Công nghệ máy bay không người lái giúp các nhà máy chủ động trong công tác kiểm tra công trình, đặc biệt phạm vi hành lang bảo vệ công trình, hành lang bảo vệ hồ chứa để kịp thời phát hiện các hành vi xâm lấn… Không chỉ có vậy, công nghệ này còn giúp giảm nhân công và thời gian kiểm tra hiện trường, cập nhật thông tin nhanh chóng để đề xuất phương án xử lý đảm bảo an toàn, an ninh công trình, đặc biệt đối với các công trình trọng điểm liên quan đến an ninh quốc gia. Ứng dụng camera dưới nước, camera hố khoan… giúp các nhà máy chủ động trong công tác kiểm tra các hạng mục công trình phần ngập nước/vị trí khó tiếp cận để phục vụ công tác khảo sát lập biên bản hiện trường, phương án kỹ thuật, không cần phải mất chi phí thuê đơn vị tư vấn vào thực hiện.

Cũng theo ông Nguyễn Việt Anh, hiện nay, Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình được các Bộ, Hội đồng tư vấn an toàn công trình trên bậc thang thủy điện sông Đà và EVN đánh giá cao. Bước đầu đã hoàn thiện mô hình tổ chức phối hợp giữa các công ty, thực hiện kết nối, xử lý dữ liệu để giám sát tập trung, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong công tác phối hợp hỗ trợ chuyên môn giữa các đơn vị trong công tác phân tích, đánh giá an toàn 5 công trình. 

Từ những hiệu quả mang lại, hiện nay, Công ty Thủy điện Sơn La đang được EVN giao khảo sát các công trình Thủy điện Ialy, Sesan 4 để kết nối vào Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình, hướng tới mục tiêu trong tương lai có thể quản lý, giám sát từ xa các công trình thủy điện lớn trên cả nước.

Với việc ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, công nghệ số, các nhà máy thủy điện của EVN không chỉ quản lý an toàn, hiệu quả các công trình thủy điện mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho hạ du, được các Bộ, ngành ghi nhận và đánh giá cao. 

Theo evn.com.vn

 

Tìm kiếm sản phẩm